Theo khoa học, cách nói chuyện của cha mẹ sẽ có tác động sâu sắc đến trí tuệ cảm xúc và trí thông minh của trẻ.
Thực tế cho thấy, những lời nói khó nghe, sỗ sàng có thể ngăn chặn sự phát triển của trẻ. Bởi vậy, dù ở lúc tuổi nào, trẻ đều cần sự yêu thương, chăm sóc cùng những lời nói vỗ về. Để kích thích trí thông minh và trí tuệ cảm xúc của trẻ, cha mẹ nên sử dụng những cách nói chuyện sau đây.
Cách nói tin tưởng
Trẻ em đặc biệt muốn được người lớn tin tưởng, đặc biệt là cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ nên thể hiện sự tin tưởng tuyệt đối khi nói chuyện với con. Ví dụ, nếu con nói muốn học đánh cầu lông, bạn hãy nói rằng: "Miễn là con chăm thì thì con đều có thể chơi tốt thứ con muốn". Câu nói này sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin và hiểu rằng có kiên trì mới có thể đạt được thành công. Đừng nên nói câu: "Con chỉ chơi được vài ba phút lại chán nản". Câu nói này sẽ làm tổn thương, khiến trẻ tự ti về khả năng bản thân.
Cách nói chuyện của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏCách nói tôn trọng
Từ 2 hoặc 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu có sự nhận thức và điều này sẽ trở nên rõ rệt hơn theo tuổi tác. Hầu hết trẻ em đều có ý tưởng của riêng mình và khi trẻ đưa ra quan điểm, cha mẹ nên tôn trọng. Ví dụ trong trường hợp cha mẹ yêu cầu con học bài nhưng bé vẫn muốn chơi. Cha mẹ đừng nên mất bình tĩnh nói câu: "Càng lớn con càng không nghe lời, không chịu học hành chăm chỉ rồi xem lớn lên con làm được cái gì". Câu nói này sẽ khiến con càng chán ghét việc học hơn. Thay vào đó, cha mẹ nên nói một cách tôn trọng con: "Con sẽ được chơi một lúc sau khi con hoàn thành bài vở nhé". Câu nói này sẽ khiến con hoàn toàn chấp nhận lời của bạn.
Cách nói thương lượng
Trẻ con cũng có lòng tự trọng. Nếu cha mẹ muốn con làm gì đó thì có thể sử dụng cách nói thương lượng để thể hiện sự tôn trọng con. Ví dụ nếu cha mẹ muốn con dọn dẹp đồ chơi vương vãi trên sàn, có thể nói: "Đồ chơi vương vãi trên sàn là một thói quen xấu, con sẽ dọn dẹp đồ chơi với mẹ chứ?". Đừng bao giờ ra lệnh: "Con làm gì mà đồ chơi vứt bừa bãi thế, hãy dọn dẹp ngay". Câu nói này sẽ khiến con cảm thấy mình bị đổ lỗi, ngay cả khi chúng có làm theo lệnh của cha mẹ cũng cảm thấy không hề vui chút nào.
Cách nói ca ngợi
Mỗi đứa trẻ đều có những lợi thế và mong muốn riêng. Khám phá và ngưỡng mộ lợi thế của trẻ sẽ kích thích trí tuệ của chúng. Ví dụ nếu con vẽ một bức tranh, có thể không đẹp lắm, nhưng sự nhiệt tình và nghiêm túc trong bức tranh là lợi thế lớn nhất. Khi con cho cha mẹ xem bức tranh, có thể nói với con rằng: "Mẹ không nghĩ con vẽ tốt như vậy. Nếu con tiếp tục chăm chỉ, chắc chắn con sẽ vẽ tốt hơn nhiều". Câu nói này sẽ giúp con sẽ thích vẽ hơn.
Cách nói khích lệ
Trẻ em không thể tránh những lúc có lỗi. Khi mắc lỗi, đừng vội chí trích trẻ. Thay vào đó, hãy giúp con rút ra bài học từ những sai lầm, tích lũy kinh nghiệm và khuyến khích chúng hơn. Ví dụ, lần đầu tiên con giúp cha mẹ bưng bát nhưng chẳng may vỡ. Cha mẹ đừng nên vội đổ lỗi cho con bằng câu: "Có mỗi cái bát cũng không cầm được, thật ngu ngốc". Điều này sẽ làm con rụt rè và không cam đảm khi đối diện với những thứ mới mẻ. Hãy nói: "Không sao, lần sau con nên khéo léo dùng hai tay để không bị vỡ nhé". Cách nói này không chỉ dạy con phương pháp thực hành mà còn giúp trẻ tự tin thử lại nhưng lần sau đó.
Xem thêm
Mimi (Theo Công lý & xã hội)
Nguồn: https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/nhung-cach-noi-chuyen-giup-khoi-day-tri-thong-minh-va-tr..Nguồn: https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/nhung-cach-noi-chuyen-giup-khoi-day-tri-thong-minh-va-tri-tue-cam-xuc-cua-tre-49984.html#nuôi dạy trẻ# cách nuôi dạy con# phương pháp dạy con
-
Cha mẹ thông minh nên chú ý học 3 mẹo để làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên hài hòa hơn!
-
Ghi nhớ trong mùa hè: 3 loại đồ ăn cần cho vào 'danh sách đen', bé càng ăn càng... ngu đi
-
Thường đưa con đi du lịch có 4 lợi ích, bố mẹ nên biết
-
Bố mẹ không thể quá 'thông minh', nên học cách 'giả vờ ngu ngốc' để