Hầu hết những đứa trẻ cảm thấy thấp kém khi chúng lớn lên đều đến từ những gia đình kiểu này
07:09 18/06/2020 Gửi bài cộng tác
Gia đình là cái nôi đầu đời, là bước đệm cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ từ khi chào đời. Sự dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ có thể khiến một đứa trẻ kém phát triển trở nên xuất chúng và ngược lại, cũng có thể khiến đứa trẻ có nền tảng tốt trở nên thấp kém, tự ti.
Thường xuyên cãi nhau
Sự dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ có thể giúp đứa trẻ phát triển toàn diện (Ảnh minh họa)
Mặc dù cha mẹ nghĩ rằng việc họ cãi nhau không liên quan đến coi cái, chúng còn nhỏ chưa hiểu chuyện, nhưng thực tế lại cho thấy xung đột của họ lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý đứa trẻ. Khi cha mẹ cãi nhau, trẻ rơi vào cảm giác bất an, trẻ cho rằng nơi trú ẩn an toàn nhất là vòng tay cha mẹ không còn tồn tại.
Nếu những cuộc cãi vã, mâu thuẫn diễn ra thường xuyên, trẻ đi từ cảm xúc ban đầu là sợ hãi, muốn làm điều gì đó để ngăn cản cuộc cãi vã nhưng bất lực, sau đó là đến chán nản, dần dần trong lý đứa trẻ sẽ mất đi cảm giác hạnh phúc của một gia đình.
Sống lâu dài trong một gia đình không thuận hòa, trẻ gia tăng thái độ hung hăng, sự phát triển tính cách, cảm xúc tự nhiên trở nên méo mó. Trong cuộc sống tương lai, trẻ thiếu tin tưởng vào người khác, tính khí thất thường, không trân trọng tình yêu, hôn nhân, vì chính cha mẹ chúng ngày xưa cũng như vậy.
Chê bai, chỉ nói về những khuyết điểm của con
Họ cố làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn. Cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thương cho con. Thông thường vấn đề ngoại hình, khả năng học tập, khả năng hoạt động của con sẽ được các bậc cha mẹ kiểu này đem ra để chê bai khi con họ có sai sót nào đó. Chẳng hạn khi đi mua quần áo, họ chê bai con mình không phù hợp với loại trang phục đó đâu vì con quá mập, điểm kém thì chê bai con mình không thông minh…
Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém. Họ không muốn thấy con thử những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ. Với họ, những đứa con có chủ kiến có ý chí chính là những đứa hư, không biết nghe lời.
So sánh con với đứa trẻ khác
Một đứa trẻ sẽ cảm thấy gánh nặng tâm lý nếu liên tục khi bị so sánh. Cha mẹ không được gây áp lực để bé phải thể hiện thật tốt, vì sẽ khiến con lo lắng và mất ngủ. Khi cha mẹ liên tục so sánh, trẻ sẽ bắt đầu tin rằng những người khác đều giỏi hơn mình và bản thân không có khả năng thực hiện tốt hoặc sống theo sự kỳ vọng của người lớn. Đây là cảm giác rất nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tinh thần của cá nhân cũng như khả năng học tập của trẻ. Nguy hiểm hơn, bé sẽ tạo khoảng cách với gia đình. Con cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nếu kéo dài tình trạng này, cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển tính cách của con yêu về sau.
Xem thêm Những cách sơ cứu khi gặp nạn do chơi thể thao hoặc đi dã ngoại ngoài trời vào mùa hè?